CHƯƠNG I
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ NHIỆM VỤ
CÔNG TÁC VĂN THƯ Ở UBND CÁC CẤP
I. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan nhà nước hành chính ở địa phương do HĐND cùng cấp bầu ra, có trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
1. Những nội dung mới của Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003 so với Luật năm 1994:
+ Chức năng rõ ràng hơn (bớt chồng chéo huyện, tỉnh, th phố)
+ Phân cấp và tăng thẩm quyền cho cấp tỉnh (ngân sách, biên chế)
+ Phát huy q.làm chủ: HĐND các cấp bỏ phiếu tín nhiệm, giám sát hoạt động của TTrực, các ban HĐND, đại biểu HĐND…
+ Phân cấp và tăng thẩm quyền cho cấp tỉnh (ngân sách, biên chế)
+ Phát huy q.làm chủ: HĐND các cấp bỏ phiếu tín nhiệm, giám sát hoạt động của TTrực, các ban HĐND, đại biểu HĐND…
+ Tổ chức và hoạt động của HĐND:
- Thường trực HĐND được thành lập ở cả 3 cấp (trước đây cấp xã không có);
- Số lượng thành viên UB rút gọn; Chủ tịch HĐND, UBND cả 3 cấp không quá 2 nhiệm kỳ; đầu nhiệm kỳ Chủ tịch UBND nhất thiết phải là đại biểu HĐND;
- Thường trực HĐND: cấp tỉnh, huyện gồm Chủ tịch, phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực; cấp xã gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND;
- Các Ban của HĐND: cấp tỉnh có 3 Ban; cấp huyện có 2 Ban; cấp xã không có Ban của HĐND.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức văn thư, lưu trữ Uỷ ban nhân dân các cấp
(Theo TT 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 4/ 2010 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư, Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân)
a. Tổ chức Văn thư, Lưu trữ cấp tỉnh
Thành lập Chi cục VT- LT cấp Tỉnh trực thuộc Sở Nội vụ trên cơ sở sáp nhập Phòng Quản lý VT-LT (của Sở NV) và TT LT tỉnh.
* Vị trí và chức năng
- Chức năng: Giúp Chánh Văn phòng tham mưu để Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện và quản lý công tác văn thư, lưu trữ của tỉnh.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Xây dựng kế hoạch về công tác văn thư, lưu trữ;
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện các VB về công tác văn thư, lưu trữ;
+ Xây dựng các văn bản của UBND tỉnh về công tác văn thư, lưu trữ;
+ Hướng dẫn thực hiện các chế độ, qui định về công tác văn thư, lưu trữ;
+ Giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ về công tác văn thư, lưu trữ;
+ Giúp Chánh Văn phòng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ;
+ Giúp Chánh Văn phòng phối hợp với Thanh tra tỉnh giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
+ Tổ chức thực hiện thống kê, báo cáo thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định;
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của văn thư cơ quan;
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của lưu trữ hiện hành.
- Tổ chức, biên chế:
+ Phòng Văn thư - Lưu trữ có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng và một số cán bộ, công chức, viên chức nghiệp vụ;
+ Cán bộ, công chức, viên chức của Phòng Văn thư - Lưu trữ phải có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức.
+ Tại các cơ quan chuyên môn và các tổ chức có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có bộ phận chuyên trách làm công tác văn thư, lưu trữ; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế cụ thể của bộ phận chuyên trách do Thủ trưởng cơ quan đó quy định;
b. Tại Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét