1. Mục đích
Nghiệp vụ công tác văn thư là một hoạt động mang tính nghiệp vụ chuyên môn gắn liền với hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc ở UBND cấp xã. Hiệu quả hoạt động quản lý ở UBND cấp xã phần lớn phụ thuộc vào công tác công văn thư tổ chức tốt hay không tốt. Chính vì vậy, công tác văn thư trong UBND cấp xã ngày càng được chú trọng quan tâm nhất là trong công cuộc cải cách nền hành chính hiện nay ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 16 tỉnh vùng núi phía Bắc lại càng được quan tâm đặc biệt. Nghiệp vụ công tác Văn thư được xác định là chuyên đề chính của lớp bồi dưỡng cán bộ Văn phòng – Thống kê cấp xã, phường, thị trấn 16 tỉnh vùng núi phía Bắc.
Chuyên đề cung cấp cho học viên những kiến thức lý luận và thực tiễn trong tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi - đến; tổ chức lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ ; tổ chức quản lý và sử dụng con dấu và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào công tác văn thư điều này càng có ý nghĩa thiết thực đặc biệt cho công việc hàng ngày của cán bộ Văn phòng- Thống kê UBND cấp xã, phường, thị trấn 16 tỉnh vùng núi phía Bắc.
2. Yêu cầu môn học
Sau khi nghiên cứu chuyên đề Nghiệp vụ công tác Văn thư học viên sẽ nắm được:
- Những kiến thức lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi - đến hàng ngày tại UBND cấp xã; tổ chức lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu trữ; tổ chức sử dụng và quản lý các loại con dấu theo đúng quy định của Nhà nước và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào công tác văn thư để nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã đó cũng chính là thực hiện cải cách hành chính một cách đồng bộ.
- Thành thạo tay nghề trong việc tổ chức các khâu kỹ thuật nghiệp vụ công tác văn thư ở UBND cấp xã.
- Biết vận dụng vào thực tế để giải quyết công việc hàng ngày tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
3. Tài liệu tham khảo
3.1 Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ công tác Văn thư:
- Luật (sửa đổi) Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp năm 2005
- Nghị định 110/2004/NĐ-CP ban hành ngày 08/4/2004 của Chính phủ ban hành về công tác văn thư
- Nghị định 58/2001/NĐ- CP ban hành ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu
- Nghị định 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản qui phạm pháp luật
- Chỉ thị 10/2006/CT-TTg ngày 23/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm văn giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
- Thông tư 07/2002/TT-LT ngày 06 /5/2002 của Bộ Công an – Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số qui định tại Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu
- Thông tư 12/2002/TT-BCA (A11) ngày 19/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
- Thông tư 04/2008/TT-BNV ban hành ngày 04/6/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
- Công văn 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến.
3.2 Các ấn phẩm:
- Giáo trình Nghiệp vụ công tác Văn thư của Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ, NXB Giao thông vận tải năm 2006
- Tạp chí Văn thư Lưu trữ của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước
- Tập tài liệu Bồi dưỡng Nghiệp vụ Văn phòng – Thống kê dùng cho chức danh Văn phòng – Thống kê cấp xã các tỉnh Tây Nguyên ban hành theo Quyết định số 3566/QĐ-BNV ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Còn nữa bạn hãy liên hệ để nhận bài đầy đử nhé
0 nhận xét:
Đăng nhận xét